Việc hiểu về câu phức và biết cách viết chúng là điều thiết yếu đối với những người học và luyện thi IELTS.
“Grammatical range and accuracy” là một trong những tiêu chí để cho điểm bài thi của bạn. Để đạt band 6 cho ngữ pháp bạn có thể:
Sử dụng kết hợp cả câu đơn và câu phức
Mắc một vài lỗi ngữ pháp và ngắt câu; tuy nhiên những lỗi sai đó không ảnh hưởng đến việc trao đổi thông tin, đối thoại
Để đạt được band 7.0+ thì tiêu chí là số lỗi ngữ pháp bạn mắc phải sẽ ít hơn, mức độ nghiêm trọng của những lỗi sai đó là nhẹ, không đáng kể và một điều quan trọng nữa là bạn phải sử dụng nhuần nhuyễn các câu phức.
Có 3 loại câu phức thường dùng trong IELTS:
1. Adverbial Clauses
2. Relative Clauses
3. Noun Clauses
Trong những phần dưới đây, ITD sẽ giải thích một cách ngắn gọn cách để viết mỗi loại cùng với ví dụ.
1. Adverbial Clauses (Mệnh đề phó từ)
Mệnh đề phó từ trả lời các câu hỏi như How ? Why ? When ? Where ? Chúng được tạo ra bằng cách kết hợp một mệnh đề độc lập (independent clause) với một mệnh đề phụ thuộc (dependent clause) cùng với một từ phụ thuộc.
Một số từ phụ thuộc thường dùng để tạo câu phức :
because | while |
althought | when |
if | even thought |
until | as |
VD:
Tuy nhiên, trong mệnh đề phó từ, chúng ta có thể đưa mệnh đề phụ thuộc lên trước mệnh đề độc lập. Khi làm điều này thì bạn PHẢI đặt dấu phẩy sau mệnh đề phụ thuộc.
2. Relative Clauses (Mệnh đề quan hệ)
Cũng giống như mệnh đề phó từ, mệnh đề quan hệ được cấu tạo bởi một mệnh đề độc lập và một mệnh đề phụ thuộc. Mệnh đề quan hệ được sử dụng để bổ trợ cho 1 danh từ. Nói cách khác, để cung cấp thêm thông tin về danh từ đó. Các đại từ quan hệ “who”, “which”, “that” và “where” được dùng để tạo nên mệnh đề quan hệ đi ngay sau danh từ nó bổ nghĩa.
Ví dụ :
3. Noun Clauses (Mệnh đề danh từ)
Mệnh đề danh từ là loại mệnh đề gây nhiều khó khăn nhất trong câu phức nên chúng ta sẽ chỉ tập trung vào những mẫu phổ biến và dễ sử dụng nhất.
Mệnh đề quan hệ trả lời các câu hỏi “who?”, “what?”. Không giống với mệnh đề quan hệ đi sau một danh từ; mệnh đề danh từ đứng sau động từ.
Ví dụ: