Tiếp theo phần trước, phần này ITD sẽ nói tiếp về những vấn đề liên quan trong tiêu chí coherence của phần thi Speaking.
Sự lặp từ
Theo như một báo cáo của tạp chí Forbes, tổng thống Barrack Obama luyện tập khả năng nói trước đám đông bằng cách sử dụng ba kỹ thuật, và lặp từ là một trong số đó. Lặp từ rất hữu ích khi bạn muốn nhấn mạnh một ý gì đó trong câu trả lời IELTS Speaking của bạn.
Tuy nhiên, lặp từ trong bài thi IELTS lại có thể bị tính là một hành vi xấu và thí sinh có thể sẽ mất một nửa điểm band trên thang điểm 9 của bài thi. Nếu bạn nhìn các tiêu chí “Fluency and Coherence” của điểm band 9, bạn sẽ thấy: “nói lưu loát và hiếm khi lặp từ hay tự chữa lỗi bản thân”.
Lặp từ xảy ra khi các thí sinh thi IELTS lặp đi lặp lại một từ không cần thiết.
Ví dụ như: There are different reasons behind increasing air pollution in today`s world. Air pollution is happening for using more and more car. Therefore, to solve the air pollution, we should limit the use of car.
Chú ý sự lặp đi lặp lại của từ “Air Pollution” và “Car” trong câu trả lời trên. Bằng cách sử dụng các từ đồng nghĩa và đại từ, bạn có thể sửa được lỗi này khá dễ dàng.
Ví dụ như: There are different reasons behind increasing air pollution in today`s world. This (pronoun) is happening for using more and more car. Therefore, to solve this problem (synonym), we should limit the use of vehicles (synonyms).
Tự chữa lỗi
Nếu bạn nhìn vào các tiêu chí của band 9 hoặc 8, bạn sẽ thấy “nói lưu loát và thỉnh thoảng tự chữa lỗi bản thân”
Việc mắc lỗi khi nói là rất phổ biến, kể cả người nói bản địa cũng mắc lỗi khi họ nói. Khi bạn tự nhận ra rằng mình đã mắc lỗi khi nói, đừng bỏ qua nó – dừng lại, tự sửa và tiếp tục nói.
Ví dụ: ‘I has visited…sorry, I mean..I have visited Italy last year and it was a wonderful.. ’.
Bạn không mất điểm vì những lỗi mà bạn tự chữa.Tuy nhiên, nhiều thí sinh lại đinh ninh rằng tự chữa lỗi của bản thân lại không phải là một điều nên làm.
Tự chữa lỗi cho bản thân một cách chính xác là rất quan trọng trong việc “gỡ lại” một câu trả lời. Điều này sẽ cho giám khảo thấy là bạn hoàn toàn kiểm soát được lời ăn tiếng nói của mình.Tuy nhiên, tự chữa lỗi sẽ dẫn đến mất điểm nếu thí sinh không biết cách đưa ra phần chữa lỗi.
Giám khảo có thể sẽ coi những lỗi của bạn là nhỏ hoặc do nói líu lưỡi, nhưng nếu bạn muốn tự chữa mà lại chữa không thành công thì sẽ mất nhiều điểm hơn đấy.Trong trường hợp đó, lời khuyên tốt nhất là bạn cứ nói tiếp và không làm gián đoạn câu trả lời.
Cohension
Việc mắc lỗi khi nói là rất phổ biến, kể cả người nói bản địa cũng mắc lỗi khi họ nói. Khi bạn tự nhận ra rằng mình đã mắc lỗi khi nói, đừng bỏ qua nó – dừng lại, tự sửa và tiếp tục nói. Đó mới là coherence – nói mạch lạc.
Ví dụ: ‘I has visited…sorry, I mean..I have visited Italy last year and it was a wonderful.. ’. Bạn không mất điểm vì những lỗi mà bạn tự chữa. Tuy nhiên, nhiều thí sinh lại đinh ninh rằng tự chữa lỗi của bản thân lại không phải là một điều nên làm.
Tự chữa lỗi cho bản thân một cách chính xác là rất quan trọng trong việc “gỡ lại” một câu trả lời. Điều này sẽ cho giám khảo thấy là bạn hoàn toàn kiểm soát được lời ăn tiếng nói của mình.
Tuy nhiên, tự chữa lỗi sẽ dẫn đến mất điểm nếu thí sinh không biết cách đưa ra phần chữa lỗi. Giám khảo có thể sẽ coi những lỗi của bạn là nhỏ hoặc do nói líu lưỡi, nhưng nếu bạn muốn tự chữa mà lại chữa không thành công thì sẽ mất nhiều điểm hơn đấy.Trong trường hợp đó, lời khuyên tốt nhất là bạn cứ nói tiếp và không làm gián đoạn câu trả lời.
Thí sinh này ghi được điểm 8 vì cô ấy phát triển chủ đề một cách có liên quan và hợp lý.Nhưng làm sao mà giám khảo biết cô ấy phát triển topic một cách có liên quan?Người giám khảo chấm thi đã dựa vào các tiêu chí sau để đánh giá sự liên quan và kết nối của câu trả lời
– Các chi tiết nối câu
– Ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh
Cohesive Features
Bạn có thể xem video bài thi Speaking của Anuradha đến từ Malaysia. Thí sinh này đã ghi được điểm 9 tuyệt đối bằng cách sử dụng các dụng cụ nối câu hợp lý (Ví dụ: if you’re talking about; other than that; I think it’s more; as you can see).
Vậy những dụng cụ nối câu là gì ? Các dụng cụ nối câu có thể được định nghĩa là các từ hoặc cụm từ dùng để tạo mối quan hệ giữa những ý tưởng trong lời nói.
Các dụng cụ này còn được biết đến bằng những cái tên như discourse markers, linkers, connectors, hoặc transition signals. Trong ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn chắc chắn cũng có discourse markers (từ nối) đấy, chúng là những công cụ tạo ra khoảng cách, nhịp điệu và sự lưu loát trong việc giao tiếp.
Người nói tiếng Anh bản địa THƯỜNG XUYÊN dùng discourse markers. Chúng cho ta thời gian để suy nghĩ, để lấp đầy khoảng lặng, để thay đổi chủ đề và để kết nối với nhịp điệu chung của đoạn hội thoại.
Trong bài thi IELTS, thí sinh phải đảm bảo là người chấm thi có thể theo kịp lời nói của họĐể làm được điều này, thí sinh cần đưa vào các gợi ý trong lời nói để ý tưởng của họ có thể được giám khảo phân tích.
Ví dụ, bạn có bắt đầu câu bằng các cụm từ sau :
- – First of all (I like to talk about my personal experiences)
- – Moreover (there are few incidents recorded in the last few years indicating rapid climate change)
- – In my view (rich countries who are mostly responsible for global warming should pay the debt to poorer nations)
- – On the other hand (poor countries should make innovation about how to cope with the changing climate)
- – I guess that (research should be carried out more extensively to protect total annihilation due to climatic change)
Những cụm từ này được sử dụng để ra dấu hiệu cho các ý tưởng và tạo ra một mạch nói thông suốt.
Nghiên cứu (research of Applied Linguistic) của Đại học California cũng chỉ ra rằng sự thiếu ý nghĩa trong lời nói của người nói không bản địa nằm ở sự thiếu các công cụ nối câu.
Điều này có nghĩa rằng, bạn càng lưu loát bao nhiêu, thì các công cụ nối câu bạn sử dụng càng phức tạp bấy nhiêu.
Các bạn nên nhớ, bạn cần phải sử dụng các câu dẫn này một cách linh hoạt để ghi được điểm 6 hoặc 7 cho tiêu chí fluency and coherence trong bài thi IELTS Speaking. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ một công cụ nối câu lặp đi lặp lại cũng khiến cho bạn bị mất điểm.
Nghe thật thú vị phải không ? Hãy xem đoạn phỏng vấn của Justin Bieber sau. Anh ấy sử dụng từ “like” liên tục và lặp lại, khiến cho lời nói của của anh ấy rất “trẻ con”.
Nếu bạn đang có thói quen này, giám khảo sẽ rất dễ nhận ra và nó sẽ có tác động xấu tới điểm của bạn.
Ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh
Chúng ta nói chuyện như thế nào ? Thường thì chúng ta sắp xếp các từ dựa trên các quy tắc ngữ pháp để tạo thành một câu nói.Tuy nhiên, bạn có nghĩ rằng chiến thuật này luôn có tác dụng nếu bạn nói chuyện với người thật không?
Ví dụ, bạn không thể nào bắt đầu một cuộc hội thoại với người khác bằng các câu sau: Bạn có bao nhiêu cô chú? hoặc Tóc bạn màu gì đấy? Mặc dù, chẳng có gì sai với các câu trên cả, ít ra là về mặt ngữ pháp.Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nói tiếng Anh yêu cầu nhiều hơn việc kết nối các từ bằng các quy tắc ngữ pháp.
Thực ra, nó hoàn toàn về việc sử dụng câu đúng với hoàn cảnh.Nếu điều này là đúng – và tất nhiên là nó đúng – thì công việc của bạn là làm nổi bật các câu từ phù hợp với hoàn cảnh trong những gì bạn nói.
Ví dụ bạn có thể nói: Tôi đoán rằng bạn đến từ một gia đình nhiều thành viên ? (Thay vì: Bạn có bao nhiêu cô chú…). Tóc của bạn hôm nay trông bóng bẩy quá, bạn nhuộm nó à? (Thay vì: Tóc bạn màu gì đấy…).
Nhớ rằng, việc sử dụng các cấu trúc câu hợp lý trong bài thi IELTS không phải dễ làm. Nếu bạn không nói phù hợp với hoàn cảnh, bạn sẽ đưa ra một câu trả lời không lạc ngữ cảnh và bị mất điểm.